[Seminar - Chuyện giờ mới kể] Tuổi trẻ sao phải cúi đầu?
- vysaapu
- May 9, 2020
- 6 min read
Updated: May 12, 2020
Trong những ngày mà chúng ta chỉ có thể ở nhà, nhìn nhau qua màn hình máy tính - điện thoại, và mong chờ tới ngày có thể tận tai nghe thấy bạn bè rôm rả xung quanh; câu chuyện học seminar của chị Lưu Thị Phương Thảo (Alex - Chị Phớ) - Major International Relations and Peace Studies lại cho tôi cái cảm giác như thể dang ngồi trong quán cà phê tông nâu, cuộn tròn lại, và rồi lắng nghe chị kể về những hoài bão, những mở mang, những "thương thương" chị nhận được trong lớp seminar bằng đôi mắt sáng rực vậy.
Rồi bạn có muốn cùng VYSA APU "lắng nghe" sự nhiệt huyết ấy một lần không? Nếu có, thì hãy cùng nhau lướt xuống để nhận thấy cảm nhận những tâm sự ấy của chị qua những trải nghiệm hết sức thú vị trong lớp Seminar của cô Heo Seunghoon Emilia nhé.

1. Chị có thể chia sẻ một chút với các bạn đọc về Major của mình, Professor đang hướng dẫn chị trong lớp seminar, và chủ đề thesis chị đang viết được không ạ?
Chị học ngành IRPS, tập trung vào mảng peace studies và peace educations, và chị đang học seminar của cô Heo Seunghoon Emilia. Chủ đề nghiên cứu của chị là Mối quan hệ giữa Critical Pedagogy và sự thay đổi nhận thức của giới trẻ giữa các nước hay cộng đồng đã từng có tranh chấp.
2. Vậy tại sao chị lại chọn theo học seminar và chọn chủ đề trên cho thesis của mình ạ? Điều đó có liên quan gì đến major IRPS hay dự định tương lai của chị không ạ?
Chị chọn học seminar có hai lý do chính, vì nó là điều cần thiết cho dự định tương lai và đó là lựa chọn phù hợp với sở thích cá nhân của chị. Về dự định tương lai, chị quyết định sẽ trở thành một người làm hoạt động xã hội và một người làm giáo dục nên chị cần học lên những bậc học cao hơn, gồm thạc sĩ và tiến sĩ. Chuyên môn sâu về mảng giáo dục và nghiên cứu là điều kiện để về sau chị có thể vận động thay đổi chính sách hay tham gia các tổ chức phi chính phủ, Liên Hợp Quốc. Học seminar và viết luận văn và bước đầu của con đường này. Về sở thích cá nhân, chị đơn giản là rất thích đọc và viết; chị lại không giỏi viết về học thuật, đòi hỏi sự khách quan, chính xác, và nghiên cứu sâu, nên chọn học seminar là bước “vươn tay tới những gì cao hơn mình” của chị. Các bạn bè ở APU thường không tin lời khuyên của chị vào việc chọn môn *cười* vì khẩu vị môn của chị hơi kỳ nên chị sẽ không cho các bạn lời khuyên gì cả, chỉ có kinh nghiệm xương máu đó là học seminar nghiêm túc sẽ thực sự vất vả và khó khăn, mình phải rút cả tâm và sức thì mới thu về được bài học. Nhưng tuổi trẻ sao phải cúi đầu nhỉ, cái gì khó thì mình cứ hướng tới mà làm thôi đúng không?
Nhưng tuổi trẻ sao phải cúi đầu nhỉ, cái gì khó thì mình cứ hướng tới mà làm thôi đúng không?
3. Từ đó thì chị có lời khuyên nào dành cho các bạn trong việc học seminar, lựa chọn Professor hướng dẫn hay tìm chủ đề để viết thesis không ạ?
Điều đặc biệt và khác biệt nhất của lớp seminar của chị có lẽ là cô giáo chị. Nếu ở tiêu học chỉ tưởng tượng để viết văn miêu tả cô giáo như một thần tượng thì bây giờ đại học chị thực sự được gặp phiên bản cô giáo ấy. Vì lớp seminar của chị “neo người”, nên ngoài việc sát sao bài tập, cô quan tâm bọn chị từ việc pha trà ăn bánh học trong văn phòng cô những ngày lạnh, tới việc mua bánh sinh nhật làm quà bất ngờ cho học sinh, tới bí mật làm bà nguyệt se tơ cho “người trong mộng” của học sinh. Từng lời trong email cô viết, cái vỗ vai động viên, hay câu chuyện kể về những điều cô luôn đấu tranh, băn khoăn, cô đã xây dựng được một sự kết nối mạnh mẽ với học sinh lắm. Lại một lần nữa, chị không có lời khuyên gì có thể áp dụng được cho tất cả mọi người, nhưng chị nghĩ cơ hội để vừa học hỏi và kết nối sâu sắc với một giáo viên dày dặn kinh nghiệm không phải lúc nào cũng có ở Đại học, các bạn có thể thử cân nhắc. Vì sự kết nối con người là một chìa khoá trong giáo dục và mỗi đứa trẻ đều cần một người hùng mà. (trích lời Rita Pierson trong TED talk Every kid needs a champion).
Lại một lần nữa, chị không có lời khuyên gì có thể áp dụng được cho tất cả mọi người, nhưng chị nghĩ cơ hội để vừa học hỏi và kết nối sâu sắc với một giáo viên dày dặn kinh nghiệm không phải lúc nào cũng có ở Đại học, các bạn có thể thử cân nhắc. Vì sự kết nối con người là một chìa khoá trong giáo dục và môi đứa trẻ đều cần một người hùng mà.
4. Cuối cùng, có câu chuyện đáng nhớ nào trong quá trình học seminar chị muốn chia sẻ tới các bạn đọc không ạ?
Triết lý giáo dục của cô giáo chị là hãy cố gắng làm cả những điều mình không thích, để có thể học hỏi được những bài học mới. Vì thế nên lớp chị có một hoạt động là học sinh phải tự thiết kế bài giảng cho một tiết học 95 phút, rồi tự đứng lớp dạy cô giáo và các bạn, bao gồm cả cho bài tập về nhà hay các hoạt động trên lớp. Nội dung bài giảng phải liên quan đến chủ đề nghiên cứu nên nó không quá khó với chị, nhưng điều nhiều thách thức nhất đó là việc lần đầu đứng lớp để dạy. Hồi đó chị đang học hai lớp lớn khác của cô nên lượng bài tập cũng nhiều, thêm phần chuẩn bị dạy làm khoảng thời gian không ngủ đó cũng trở nên đáng nhớ. Nhưng nhờ thế, việc đứng lớp đáng sợ đã trở thành một con đường khám phá về lựa chọn tài liệu, ngôn ngữ, cách dẫn dắt và chuyển phần, cách kết nối với học sinh, mà chị chưa từng hiểu khi ở vị trí học sinh. Hết 95 phút đó, cô bảo chị nên dạy một tiết ở lớp lớn của cô khi chị làm trợ giảng, làm chị mừng rơi nước mắt thực sự. Bài học đơn giản về việc làm thử những điều mình sợ hay không thích nhưng chính là một giá trị trong Peace Studies đó là nhìn từ con mắt của những người khác. Việc này để hiểu được tại sao xung đột xảy ra, tại sao những mối quan hệ dù kết thúc chiến tranh vẫn không thể làm lành, hay việc phân biệt đối xử có nguồn gốc từ đâu, mình nên thay đổi nó như thế nào.
Tóm gọn lại, việc học seminar với yêu cầu kiến thức và thực hành nghiên cứu sẽ khó, và đó là cơ hội để thử những điều mới mẻ và thách thức, cũng là nơi để kết nối gần hơi với giáo sư và các bạn.
Nhưng nhờ thế, việc đứng lớp đáng sợ đã trở thành một con đường khám phá về lựa chọn tài liệu, ngôn ngữ, cách dẫn dắt và chuyển phần, cách kết nối với học sinh, mà chị chưa từng hiểu khi ở vị trí học sinh. Hết 95 phút đó, cô bảo chị nên dạy một tiết ở lớp lớn của cô khi chị làm trợ giảng, làm chị mừng rơi nước mắt thực sự.
VYSA APU xin chân thành cảm ơn chị Phớ nhiều bởi những lời tâm sư hết sức chân thành của chị cùng những mẩu chuyện đầy xúc cảm, những câu từ truyền cảm hứng một cách rất riêng. Đọc bài của chị, mình tin rằng ngay cả những bạn không học major IRPS cũng sẽ muốn một lần được ở trong lớp seminar của chị, được kết nối với giáo viên như thế - để tìm ra "người hùng" của mình và có thể trở thành "người hùng" cho những đứa trẻ khác nữa. Vậy các bạn độc giả của VYSA APU, đặc biệt là các bạn theo học major IRPS, các bạn đã sẵn sàng để đưa ra lựa chọn của mình về seminar chưa?
Comentários