[2020 Job-hunting Seminar Recap] 5 câu hỏi giúp chinh phục hành trình 'săn việc' tại Nhật Bản
- vysaapu
- Jun 14, 2020
- 4 min read

Ngày 6/6/2020 vừa qua, VYSA APU có cơ hội đồng hành cùng JPort thực hiện một job-hunting seminar với mục đích giúp đỡ, truyền động lực và cảm hứng cho các bạn du học sinh đang đi trên con đường tìm việc đầy cam go tại Nhật Bản. Qua buổi seminar này, VYSA APU đã rút ra được 5 câu hỏi trọng tâm được nhiều bạn quan tâm, thắc mắc nhất cũng như tổng hợp những câu trả lời từ các senpai khách mời. VYSA mong rằng, những thông tin dưới đây sẽ phần nào củng cố kiến thức về job-hunt tại Nhật và trở thành hành trang hữu ích của bạn trong tương lai!
1) Việc hiểu về văn hóa làm việc ở Nhật có quan trọng trong quá trình xin việc không? Làm sao để trang bị kiến thức về working culture ở Nhật?
Nếu bạn đã xác định muốn làm việc tại Nhật thì hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu trước về cách ứng xử, văn hoá chung ở các công ty Nhật Bản, những quy tắc giao tiếp cơ bản mà ai cũng phải biết khi đi làm. Nhưng bên cạnh những công ty Nhật truyền thông, vẫn có những công ty mang hơi hướng global hơn, phải gặp và làm việc chủ yếu với người nước ngoài chứ không chỉ với người Nhật. Như vậy, những sinh viên được học tập tại môi trường quốc tế (như APU) sẽ có cơ hội thể hiện bản thân, khiến mình trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với những bạn sinh viên người Nhật. Và môi trường làm việc cũng sẽ cởi mở, ít gò bó hơn. Nhưng cho dù bạn có làm ở đâu, điều quan trọng vẫn là hãy là chính mình, cư xử đúng mực và tận tâm với công việc hết mức có thể.
Những bước đi đầu tiên cũng rất quan trọng. Khi đi làm, hãy chuẩn bị tâm thế của một người mới, chủ động làm những gì trong khả năng của mình, ví dụ như đến sớm để bật đèn văn phòng, sắp xếp bàn làm việc, chào hỏi đồng nghiệp v.v. Điều này không chỉ giúp hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp trở nên tích cực hơn mà còn giúp bạn tự rèn luyện kỷ luật cũng như tính tự giác nơi công sở.
2) Những công việc nào không require tiếng Nhật tại Nhật? Liệu mình có thể tìm việc tại Nhật mà không có tiếng Nhật không?
Hiện nay, những công việc không yêu cầu tiếng Nhật ở Nhật đã trở nên đa dạng hơn. Sẽ có một số công ty có đối tượng khách hàng chủ yếu là người nước ngoài nên ngôn ngữ giao tiếp chính thường là tiếng Anh. Cũng có những công ty muốn đánh mạnh vào một thị trường nào đó (ví dụ như Việt Nam) thì khả năng cao bạn có thể sẽ dùng cả tiếng Việt để giao tiếp, trao đổi với khách hàng.
Tuy nhiên vì đối với một số công việc nhất định, mức lương có thể được quy đổi dựa trên kết quả làm việc nên biết tiếng Nhật vẫn là một lợi thế.
Đối với các công ty thuần Nhật thì bằng N3 trở lên là cần thiết. Nhưng thực chất, các nhà tuyển dụng sẽ không chăm chăm vào tấm bằng để đánh giá năng lực tiếng của bạn. Nếu bạn chỉ có bằng N3, nhưng bạn tự tin giao tiếp và bạn có thể trả lời tốt những câu hỏi trong vòng interview thì không việc gì bạn phải lo lắng cả.
3) Trong lúc phỏng vấn xin việc, làm thế nào để trả lời mạch lạc và tự nhiên khi gặp những câu hỏi mình chưa chuẩn bị trước?
Một tips nho nhỏ đó là luôn mỉm cười để vừa tạo không khí thoải mái, gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng, vừa tạo thêm 1 khoảng thời gian extra để suy nghĩ câu trả lời.
Nếu chưa chuẩn bị trước cho câu hỏi đó thì bạn có thể trả lời theo công thức sau:
- Dù câu trả lời có đúng sự thật hay không, hãy cố gắng nói đủ ý và ngắn gọn, dễ hiểu
- Cố gắng kết nối câu trả lời với công việc/công ty mình đang apply
- Thể hiện rằng bạn sẵn lòng commit với công ty và công việc đó
4) Mình có thể tìm việc qua những kênh/nguồn nào?
Bạn có thể tìm việc trên các online platform. Đối với những công ty lớn, nên tìm thông tin tuyển dụng qua những website tìm việc chuyên dụng như LinkedIn, LabBase (cho các ngành liên quan đến khoa học), HELLO VISITS, Rikunavi, MyNavi, etc. Đối với các công ty nhỏ hơn, mới được thành lập thì bạn có thể tìm trên GaijinPotJobs, Justa, Michael Page, Wantedly, Robert Walers, etc. Một số website có cả tiếng Anh nên các bạn không tự tin với vốn tiếng Nhật của mình thì cũng đừng lo nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham gia Job Fair - được tổ chức ở trường hoặc ở nơi bạn đang sống để tham khảo thêm. Và một resource đáng tin cậy có lẽ là các senpai, các anh chị đi trước đã và đang làm trong những công ty bạn hướng tới.
5) Làm cách nào để gây ấn tượng thông qua Entrance Sheet?
Đối với các công ty Nhật, ngoài Resume ra thì bạn cũng cần nộp cho công ty một Entrance Sheet, hay còn được gọi là “your story” (viết về các thành tích của bạn khi còn đi học, các hoạt động ngoại khóa, etc). Story của bạn phải nổi bật, khác biệt và đáp ứng được với những gì công ty đang tìm kiếm. Khi kể về những hoạt động ngoại khóa, những kì internship bạn đã làm trong Story của bạn, hãy nói về những gì bạn đã học được từ những việc đó, bạn đã cải thiện bản thân mình hơn như thế nào.
Comments