top of page

Kinh nghiệm APPLY HỌC BỔNG ở APU (2)

  • vysaapu
  • Sep 14, 2019
  • 8 min read

Updated: Feb 15, 2020

Chào các em, anh là Duy Phương APM 11-15. Trong bài viết này anh muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc apply các loại học bổng trong thời gian học tại APU. Anh dự định viết bài này lâu rồi do có nhiều bạn yêu cầu nhưng bây giờ mới có thời gian rảnh để viết trước khi quên khi càng về già. Lưu ý là bài viết mang tính tham khảo được viết theo kinh nghiệm bản thân đối với nhiều loại học bổng anh đã nhận được nên có thể sai khác với thời điểm hiện tại và tương lai.


Ở APU, sẽ có hai loại học bổng chính. Một là học bổng được các tổ chức và công ty trao, Hai là học bổng do trường trao.


A/ Học bổng được các tổ chức và công ty trao:


Học bổng này tạm chia làm 2 loại. 1 là được xét duyệt hoàn toàn bởi trường, 2 là được xét duyệt bởi trường và công ty, tổ chức.


1. Loại được xét duyệt hoàn toàn bởi trường:

Loại này thì không thể không nhắc tới học bổng Honor thần thánh. Được cấp vào mỗi kì, kì xuân được 1 năm còn kì thu được 1 kì.

Kinh nghiệm của anh đối với Honor là các em tập trung viết bài luận thật tốt, theo hình thức như kể một câu chuyện về việc các em đã làm được những gì ở năm trước, gặp các khó khăn gì, kết quả ra sau (có số liệu dẫn chứng cụ thể) và em đã học được gì từ những trải nghiệm đó. Cá nhân anh thấy nếu em thể hiện được mình làm được điều gì đó khác biệt và có mang tính chất leadership thì sẽ dễ đậu hơn.

Một câu hỏi thường gặp là "Em có nên viết bằng tiếng Nhật để dễ đậu hơn không?". Câu trả lời là không nhất thiết. Nếu câu hỏi yêu cầu em viết ở "Language not your basis language" thì em bắt buộc viết bằng tiếng Nhật. Còn nếu yêu cầu "Either English or Japanese", thì em nên viết ở ngôn ngữ em mạnh hơn. APU luôn chú trọng đến nội dung chứ không phải là em viết bằng tiếng gì.

Câu hỏi tiếp theo là "Em có cần GPA cao để được Honor không?". Câu trả lời là không, chỉ cần theo anh nhớ trên 2.0 theo thang tính điểm Honor (hay 2.5 theo thang bình thường là OK). Bằng chứng là có người 4.0GPA vẫn rớt nhưng có người chưa được 3.0 vẫn đậu.


2. Loại được xét duyệt bởi trường và công ty, tổ chức:

  • Dưới 5 man/tháng: có thể kể đến học bổng Beppu hoặc Oita. Những học bổng này do địa phương cấp nên số lượng sinh viên APU được nhận sẽ tương đối nhiều. Các em sẽ viết essay và nếu đậu vòng essay để được mời đi interview (được trường hay tổ chức interview thì anh không rõ, bạn nào nhận được hai học bổng này thì bổ súng giúp anh nhé). Kinh nghiệm interview sẽ được chia sẻ bên dưới.

  • Trên 5man/tháng (7man (Kyusyu Oil, Fujitsu), 10man (Makita, Toyota, Mitsubishi, SGH Foundation), 12man (Sato Yo) và 15man(Kobayashi)): Đối với các mức học bổng này sẽ khá cạnh tranh vì sau khi khi viết essay nếu đậu sẽ được APU phỏng vấn vòng 1. APU chỉ có thể recommend (suisen) 1 đến 2 bạn đến các công ty (Zaidan). Lúc này các em cần thêm thư giới thiệu của giáo viên và các essay bổ sung nếu zaidan yêu cầu. Zaidan sau đó sẽ xét hồ sơ và mời lên trụ sở của công ty để phỏng vấn.


Đối với vòng phỏng vấn ở trường:

+ Sẽ có 1 người ở student office và 1 thầy cô giáo trong trường phỏng vấn.

+ Có thể phỏng vấn nhóm hoặc cá nhân (đa phần là cá nhân).

+ Ngôn ngữ là tiếng Nhật.

Nên các em có thể nhờ bạn bè người Nhật giúp viết essay nhưng đến vòng này các em buộc phải tự tin thể hiện tiếng nhật của mình. Không nhất thiết tiếng nhật của em phải fluent, đạt N1 N2 gì cả mà chủ yếu các em chuẩn bị như thế nào cho vòng phỏng vấn vì các câu hỏi sẽ khá dễ đoán. Ngày xưa lúc vào trường anh được kể sẽ phải rất siêu sao tiếng Nhật thì mới đạt được học bổng to. Bản thân anh thì xác định không làm việc ở Nhật nên không có học tiếng nhật chăm như các bạn cùng khoá nhưng anh được cái lấy việc apply học bổng làm động lực học tiếng Nhật nên thật ra tiếng Nhật của anh lúc năm 3 cũng rất basic.

Các em chỉ cần chuẩn bị kĩ các câu căn bản như "Tại sao bạn apply học bổng này? Tương lai bạn muốn làm gì? Điều gì bạn đã nỗ lực nhất trong các năm vừa qua?".... Các em tập dợt kĩ, trả lời tự tin và cười ngây thơ hồn nhiên sẽ gây được cảm tình. Họ hỏi mà mình không hiểu thì hỏi lại.

Bản thân anh đi phỏng vấn ở APU 3 học bổng và đều rớt trước khi được APU recommend cho học bổng Kobayashi. Nên các em cứ apply, rồi đi phỏng vấn nhiều sẽ rút được nhiều kinh nghiệm để interview lần sau tốt hơn. Key point là Never give up.


Sau khi được APU suisen, nếu may mắn em sẽ được lên phỏng vấn với zaidan. Kinh nghiệm phỏng vấn tương tự như trên nhưng lần này có chút khó hơn vì em sẽ phỏng vấn với các bạn học bằng tiếng Nhật ở các trường đại học công lập. Thường thì người ta sẽ có slot cho APU nhưng nếu mình perform tệ quá thì cũng không hay. Ở APU các staff và thầy cô sẽ thông cảm và support cho mình nhiều vì họ biết mình là English based students, nhưng lên zaidan thì họ sẽ expect cao hơn. Cho nên kinh nghiệm phỏng vấn sẽ giống như trên nhưng có lẽ các em phải chuẩn bị nhiều hơn, tập dợt nhiều hơn và cuối cùng là cần rất nhiều MAY MẮN.


Một điều mọi người thường ngại nói nhưng  sự thật là đôi khi người ta (cả APU và zaidan) chọn học sinh dựa trên quốc tịch. Ví dụ như học bổng Kobayashi, sinh viên hiện giờ đang được nhận hb đa phần là người Trung Quốc nên gần đây họ ưu tiên sinh viên các nước khác và đặc biệt là Việt Nam do các anh chị Việt Nam hoạt động năng nổ trong quá trình nhận học bổng. Nên Zaidan vì vậy sẽ đôi khi liên lạc về APU và đề cập là ưu tiên học sinh các nước cụ thể. Mặc dù các em lúc đọc trong requirement của học bổng sẽ không thấy được các hidden rules này. Cho nên có những điều mình sẽ không biết và không kiểm soát được nên cần rất nhiều may mắn, thiên thời địa lợi nhân hoà. Vì vậy việc chúng ta cần làm là cứ nộp vô tư, rớt thì nộp lại. Đừng bao giờ nghĩ mình thật yếu kém mà phải biết hạnh phúc sau mỗi lần nộp, tự nhủ mình chưa may mắn và chưa đủ cố gắng, tự rút ra được những điều cần khắc phục trong những lần sắp tới.


B/ Học bổng do trường trao:


  • Học bổng merit:

Chỉ cần các em học đủ 18 credit trở lên (kì 2 tới kì 6) và nếu may mắn em được GPA cao nhất trong batch của mình em sẽ tự động được nhận học bổng mà ko cần apply. Nếu em là người duy nhất được GPA cao nhất em sẽ được 10 man, nếu có nhiều hơn 1 bạn đạt cùng GPA vs em, em và các bạn đấy sẽ nhận được 5 man.


  • Học bổng Self Motivated cho cá nhân có học động ngoại khoá nổi bật.

Có 2 mức là 10 man/ 1 người (cực kì xuất sắc)5 man/1 người (Xuất sắc).

Học bổng này các em sẽ viết 4-5 essay kể về những gì mình đã làm được và học được gì trong năm academic vừa qua.

Câu hỏi sẽ lặp lại là nên viết bằng tiếng gì. Nếu họ không yêu cầu cụ thể em phải viết bằng tiếng gì (thường được in đỏ ở dưới khung câu hỏi), em nên viết bằng tiếng em giỏi hơn. Anh luôn viết bằng tiếng Anh hoàn toàn. Vì học bổng này hỏi nhiều câu nên các em cố gắng tạo sự liên kết giữa các câu để tổng thể người ta thấy được một câu chuyện nhất quán, thể hiện được quyết tâm gì đấy của em. Ví dụ người xưa anh có một theme là "Connect young people in Asia" nên các câu chuyện anh kể đều hướng tới điều này. Đối vs học bổng này người ta sẽ yêu cầu em attach các giấy chứng nhận kèm theo bộ hồ sơ, nên lúc đi exchange hay tham gia hoạt động nào các em nhớ xin và giữ các giấy chứng nhận.


  • Cuối cùng là học bổng danh giá nhất, được trường lăng xê nhiều nhất mà cũng khó nhất, đó là ANDO MOMOFUKU.

Em sẽ được apply nếu em đang là sv kì 3, 5 và 8.

Các em cũng sẽ viết essay như trên nhưng answer box sẽ rất to bá đạo mà các em sẽ nghĩ thế quái nào mà viết cho kín được cái ô đấy.

Và lặp lại vấn để muôn thuở là nếu không có yêu cầu cụ thể, các em nên viết bằng ngôn ngữ các em giỏi hơn. Trong những người VN đã từng được ANDO hay vào chung kết ANDO anh biết, ai cũng viết hoàn toàn bằng tiếng Anh!!!

Quay lại vấn đề cái ô trả lời to quá thì làm sao viết cho kín? Câu trả lời là các em phải dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, reflect lại bản thân và hãy kể một câu chuyện về bản thân 1 cách chi tiết nhất có thể. Các em nên nêu ra được những con số cụ thể gây được ấn tượng như em đã lead một group gồm abc người để làm được xyz hoạt động. Tuy nhiên có rất nhiều drama và khó khăn (kể ra...) nhưng em đã vượt qua. Cuối cùng em phải đúc kết được 1 bài học hoặc 1 chân lý nào đó. Ví dụ để trở thành một global leader, em đã nỗ lực làm ABCD và cần khắc phục XYZ.

Nếu em đậu vòng top 4, em sẽ phải thuyết trình (5min) và trả lời, phản biện (15-20min) trước một hội đồng giám khảo. Vòng này sẽ public và mời mọi người đến xem nên rất cool nhưng cũng rất căng thẳng. Các thầy cô sẽ hỏi bằng cả tiếng Anh lẫn Nhật. Nên lời khuyên là các em luyện tập kĩ, canh giờ cho đúng 5min ở phần present vì sẽ có người canh giờ. Còn phần Q&A, đúng là sinh viên mình rất kém phần trả lời bằng tiếng Nhật so với các bạn nước khác. Nên lời khuyên là chuẩn bị kĩ và cố gắng trả lời bằng tiếng Nhật dù ngắn gọn cũng được, đừng ầm à nhiều trên sâu khấu. Và hãy lấy những câu trả lời bằng tiếng Anh để bù lại. Be different, be significant and be humble là điều các em hãy cố gắng thể hiện


C/ Tổng kết:


Và đó là bao quát tất cả cả loại HB ở APU mà anh từng may mắn nhận được. Hi vọng nó sẽ giúp các em có thêm động lực và niềm cảm hứng để apply. Đối với anh được học bổng tất nhiên là vì tiền để mình có nhiều thời gian rảnh hơn và làm được nhiều điều khác biệt hơn, như apply tham gia các youth exchange ở trong và ngoài nước Nhật. Nhưng lý do lớn hơn là mỗi lần đặt bút viết essay là mỗi lần anh được reflect lại bản thân để hiểu mình hơn cũng như rèn luyện khả năng thể hiện bản thân trước mọi người (nôm na là kĩ năng chém gió kaka). Nên mong các em xem các học bổng là những trải nghiệm mà nếu được thì tốt còn không được thì cũng lạc quan vì có lẽ mình chưa may mắn, nhưng quan trọng hơn là mình đã dám thử và có cơ hội chiêm nghiệm lại bản thân. Chúc các em có được một kì học vui vẻ và may mắn đạt được nhiều học bổng.


P/S: Nếu các em muốn đọc những chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng master ở châu Âu và xin việc ở châu Âu thì hãy comment, nếu có thời gian anh sẽ viết tiếp. Yêu và nhớ APU


Bài viết: Duy Phương

Comments


bottom of page